GỖ MỸ NGHỆ VIP
Gia tăng giá trị theo thời gian
GỖ MỸ NGHỆ VIP

Khám phá quy trình chế tác tượng gỗ phong thủy đẹp

 13/07/2018

Mỗi bức tượng gỗ phong thủy đẹp đều là cả một quá trình chế tác tinh vi từ công đoạn chọn gỗ, tạo hình đến tạc thô. Vậy các nghệ nhân đã trải qua các bước nào để làm ra tượng gỗ, cùng tìm hiểu bài viết sau của Gỗ Mỹ Nghệ Vip.
Mỗi bức tượng gỗ phong thủy đẹp đều là cả một quá trình chế tác tinh vi từ công đoạn chọn gỗ, tạo hình đến tạc thô. Vậy các nghệ nhân đã trải qua các bước nào để làm ra tượng gỗ, cùng tìm hiểu bài viết sau của Gỗ Mỹ Nghệ Vip.


Chọn chất liệu gỗ cho tượng 


Muốn có một bức tượng gỗ bền và đẹp thì công đoạn đầu tiên đó là chọn gỗ phải kỹ càng. Tiêu chuẩn chọn gỗ thông thường là màu gỗ phải thật chuẩn, vân gỗ rõ nét, nếu có mùi thơm thì càng tốt. Ngày nay bạn có thể chọn nhiều loại gỗ cao cấp để làm tượng như gỗ trắc, gỗ hương, gỗ hoàng đàn, gỗ ngọc am, gỗ mun,...
Tham khảo: Top 4 loại gỗ quý dùng để tạc tượng Di Lặc đẹp nhất


Quy trình chế tác tượng gỗ phong thủy:


Tạo mẫu cho tượng: Dựa vào kích thước khối gỗ hoặc yêu cầu của khách hàng, người thợ cả sẽ lên ý tưởng và phác thảo dáng tượng ra giấy.
 
quy trình chế tác tượng gỗ phong thủy đẹp

Đục cắt khối gỗ: Thợ ngang sẽ đo đạc, sau đó sử dụng cưa, đục cắt, đẽo khối gỗ theo khuôn hình của bức tượng theo kích thước và hình khối giống trong bản vẽ, đây là công đoạn đầu tiên, tạo hình cho bức tượng một cách thô sơ và tổng quan nhất.

Tạo hình cho bức tượng: Đảm trách công đoạn này là thợ phụ. Thợ phụ có nhiệm vụ tạc thô cho bức tượng. Giai đoạn này chỉ tạc những chi tiết đơn giản như đầu, chân, tay,... để tạo hình chứ chưa đi vào chi tiết.

Chạm khắc chi tiết, hoàn thiện bức tượng: Đây là công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian nhất. Những chi tiết khó như nét mặt, mắt, mũi, môi,... được tạc một các vô cùng chi tiết và cẩn thận bởi chỉ cần một lỗi sai, có thể hỏng cả bức tượng.
 
quy trình chế tác tượng gỗ phong thủy đẹp

Phần khuôn mặt đòi hỏi sự chi tiết và khéo tay từ nghệ nhân làm sao để toát ra thần thái cho tượng Phật. Các nghệ nhân sẽ phân chia khuôn mặt thành từng mảng, từng diện: khoảng cách giữa hai con mắt, nhất là từ chân tóc tới chân mày, chiều dài của sống mũi, bề rộng của cánh mũi, hoặc khoảng cách giữa môi trên và môi dưới, từ môi dưới tới cằm, hay độ dày của môi.v.v… Tai Phật thường to và chảy, phải tính đặt cân đối phù hợp với khoảng cách từ chân tóc tới cằm, có khi tai tượng Phật chạm vai.

Sau khi đã tạc các bộ phận chi tiết, các nghệ nhân sẽ chuyển sang phần sơn. Việc sơn cũng cần tỉ mỉ, cẩn thận và chau chuốt để thể hiện hồn của bức tượng.

Qua tìm hiểu về quá trình chế tác tượng gỗ phong thủy, hi vọng bạn đã có những hiểu biết cơ bản về quá trình kì công, tỉ mỉ của các nghệ nhân để làm ra được một bức tượng giá trị, mang tính nghệ thuật. 

Tham khảo: Giá trị của đồ gỗ phong thủy trong đời sống và kinh doanh

Chia sẻ

Bình luận

: 0982 212 646